SS Healthcare Vietnam SS Healthcare Vietnam
  • Giới thiệu
  • QUY TRÌNH SẢN XUẤT
  • Khách hàng đánh giá
  • Tủ sữa miễn phí
  • Sản phẩm
  • Cẩm nang sữa mẹ
  • Chia sẻ kinh nghiệm cho mẹ bé

    Tin tức bài viết

    Trà lợi sữa Con Cuông

    Góc tìm hiểu: Sữa mẹ được “sản xuất” như thế nào? 

    03:16 PM, 22.11.22

    Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất thiết yếu dành cho trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu đời. Vậy sữa mẹ được hình thành như thế nào? Cách thức để kích thích sữa mẹ đều và chất lượng? Tất cả sẽ được angiloisua.com chia sẻ trong bài viết dưới đây.

    Sơ bộ về cấu tạo của tuyến vú

    Việc nắm được sơ bộ cấu tạo tuyến vú là điều vô cùng cần thiết

    Dưới đây là cấu tạo của tuyến vú có thể mẹ chưa biết:

    • Cấu trúc của vú sẽ bao gồm 3 mô chính: mô liên kết, mô mỡ và mô tuyến. Tuyến vú của mỗi bà mẹ sẽ có kích thước to nhỏ khác nhau tùy vào thành phần mô mỡ và mô liên kết của từng người là nhiều hay ít. Còn số lượng của mô tuyến vú thì hầu như mọi người là tương đương nhau.
    • Tính theo chiều từ ngoài vào trong, vú sẽ gồm có 5 lớp là da, mỡ dưới da và tổ chức liên kết, dây chằng Cooper, mô tuyến và mô sau tuyến. Mô tuyến thường chia thành từ 15 đến 20 thùy, được sắp xếp theo hình nan hoa, tập trung về núm vú. Mỗi thùy thường gồm có 38 – 80 tiểu thùy và mỗi tiểu thùy đều có nhiều nang sữa.
    • Sữa thường sẽ từ các tiểu thùy rồi đổ vào các ống góp ở mỗi thùy (có đường kính khoảng 2mm) tiếp đó sẽ đi tới các xoang chứa sữa dưới quầng vú (có đường kính từ 5 cho đến 8mm). Thường có từ 5 – 10 ống dẫn sữa sẽ được mở ra ở núm vú. Và do chính cấu tạo của tuyến vú nên tình trạng tắc tia sữa sẽ có thể xảy ra ở một hoặc nhiều nang sữa, một hoặc nhiều tiểu thùy và một hoặc nhiều thùy tuyến vú.

    Chi tiết về giai đoạn sản xuất sữa mẹ 

    Sữa mẹ sẽ trải qua nhiều giai đoạn khác nhau trước khi cho bé bú. Quá trình sản xuất sữa mẹ thường chịu tác động của 3 cơ chế đó là: cơ chế tiết sữa, cơ chế bài tiết sữa và cơ chế phun sữa. Các mẹ đã hiểu được rõ từng cơ chế chưa? Nếu chưa thì chúng tôi xin mang tới một vài thông tin về ba cơ chế đó như sau.

    Cơ chế tiết sữa

    Cơ chế tiết sữa được kích thích bởi hormone Prolactin

    Khi các mẹ cho em bé bú, núm vú sẽ kích thích để bài tiết Prolactin, rồi tiếp đó sẽ chạy vào trong máu làm cho vú sản sinh ra sữa. Thông thường, Prolactin sẽ tồn tại trong máu khoảng 30 phút ngay sau bữa bú của bé, điều này có tác dụng giúp vú tạo sữa cho những lần bú tiếp theo. 

    Chính vì cơ chế trên mà việc bé bú càng nhiều thì cơ thể của mẹ sẽ tạo ra càng nhiều sữa hơn. Theo các chuyên gia, Prolactin được sản xuất nhiều nhất vào thời điểm ban đêm, vì vậy rất khuyến khích các mẹ cho con bú vào ban đêm để duy trì được lượng sữa ổn định.

    Cơ chế bài tiết sữa

    Sự bài tiết sữa cũng phụ thuộc rất nhiều tâm trạng của các mẹ

    Cơ chế bài tiết sữa mẹ được chia làm 2 giai đoạn, các mẹ nên chú ý để đảm bảo có đủ lượng sữa cho em bé nhà mình.

    • Trước 6 tuần: Trong thời gian này, cơ chế bài tiết sữa mẹ chủ yếu được vận hành bởi hormone (tạo sữa bởi Prolactin và tiết sữa bởi hormone Oxytocin). Cả hai loại hormone này đều phụ thuộc rất lớn vào tinh thần của người mẹ. Vì điều này nên tinh thần và tâm trạng của người mẹ quyết định rất lớn đến lượng sữa được tiết ra.
    • Sau 6 tuần: Vai trò của 2 hormone Prolactin và hormone Oxytocin trong việc tạo sữa sẽ giảm đi khá nhiều và thay vào đó là sự kiểm soát bởi cơ chế nhu cầu tại sữa. Điều này có nghĩa là việc bài tiết sữa sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào việc bầu vú có trống hay không? Nếu bầu vú càng trống thì sữa tạo cho lần sau càng nhanh hơn.

    Cơ chế phun sữa

    Tâm trạng của mẹ tốt thì sẽ giúp cho phản xạ phun sữa xảy ra tốt hơn nhiều

    Khi các mẹ có phản xạ phun sữa thì đó chính là khi hormone Oxytocin giúp sữa giải phóng từ bầu ngực của mẹ. Khi em bé bắt đầu kéo núm vú và hút, đây chính là thời điểm mà hormone Oxytocin được giải phóng. Hormone oxytocin tham gia vào cơ chế bài tiết sữa nhờ có chức năng làm co bóp các cơ quanh nang, từ đó đẩy sữa thoát ra khỏi nang tới các núm vú.

    Theo lời của các chuyên gia, suy nghĩ và tâm trạng của người mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến phản xạ của Oxytocin. Khi mẹ có suy nghĩ tốt và tích cực, yêu thương và gần gũi với em bé của mình và tin vào việc nuôi con bằng sữa mẹ thì phản xạ này sẽ diễn ra vô cùng hiệu quả.

    Một số yếu tố giúp tăng cơ chế tiết sữa, giúp bé yêu thỏa sức tu ti 

    Một số yếu tố giúp tăng cơ chế tiết sữa để bé phát triển khỏe mạnh

    Sữa mẹ là một nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì điều này, nên việc đảm bảo cho nguồn sữa mẹ luôn dồi dào trong thời kỳ cho con bú để giúp bé có một tiền đề thật vững chắc. Các mẹ có thể tham khảo một vài yếu tố sau đây để có sữa cho con bú hiệu quả.

    • Cho con bú ngay sau khi sinh sẽ giúp sữa xuống nhanh hơn.
    • Làm trống bầu sữa ngay sau khi cho con bú để kích thích lượt sữa tiếp theo mau về.
    • Hướng dẫn con ngậm núm vú đúng cách vì việc này sẽ giúp não bộ tiết ra nhiều hormone Oxytocin hơn.
    • Gần gũi, vui đùa với bé trước khi cho con bú sẽ giúp cho các mẹ có phản xạ tiết sữa tự nhiên.
    • Mát xa nhẹ nhàng bầu ngực để nhằm làm cho sữa xuống nhiều hơn đồng thời đánh tan các cục sữa đông, thông các tia sữa giúp sữa đi ra rõ ràng.
    • Duy trì tâm trạng thoải mái, ổn định trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ để luôn đảm bảo được chất lượng sữa.
    • Có một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và khoa học sẽ giúp cho tăng tiết sữa và sữa sẽ có đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.
    • Sử dụng các sản phẩm lợi sữa để kích thích cơ chế chuyển hóa sữa. Các mẹ nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm đến từ thiên nhiên, an toàn và lành tính hoàn toàn cho cả mẹ và bé như sản phẩm lợi sữa Trà Con Cuông được chiết xuất từ 9 vị thảo mộc tự nhiên.

    Trà lợi sữa Con Cuông được chiết xuất hoàn toàn từ tự nhiên

    Bài viết trên, các mẹ đã có thể hiểu được rõ quá trình sữa mẹ được hình thành và những kinh nghiệm giúp tăng khả năng tiết sữa. Nếu mẹ đang có nhu cầu mua tìm hiểu và đặt mua sản phẩm trà lợi sữa Con Cuông chất lượng, hãy liên hệ ngay theo Hotline 0968 264696 để được tư vấn chu đáo nhất.